Ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc vào những gì?
- Ảnh hưởng của dòng điện lên người có dạng sóng đặc biệt được quy định như thế nào?
- Ngưỡng phản ứng giật mình trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người được quy định như thế nào?
- Ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc vào những gì?
Ảnh hưởng của dòng điện lên người có dạng sóng đặc biệt được quy định như thế nào?
Ảnh hưởng của dòng điện lên người có dạng sóng đặc biệt được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-2:2013 như sau:
Ảnh hưởng của dòng điện có dạng sóng đặc biệt
5.1. Quy định chung
Như có thể dự kiến, ảnh hưởng của các dòng điện này lên cơ thể người nằm trung gian giữa các ảnh hưởng gây ra bởi dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều; do đó có thể thiết lập độ lớn dòng điện tương đương có liên quan đến hiện tượng rung tâm thất.
Điều này mô tả các ảnh hưởng của dòng điện đi qua cơ thể người đối với
- dòng điện xoay chiều hình sin có các thành phần một chiều,
- dòng điện xoay chiều hình sin có điều khiển pha,
- dòng điện xoay chiều hình sin có điều khiển đa chu kỳ.
CHÚ THÍCH: Các dạng sóng khác đang được xem xét.
Thông tin đưa ra được coi là áp dụng được đối với dòng điện xoay chiều có tần số từ 15 Hz đến 100 Hz.
Như vậy, theo quy định trên thì ảnh hưởng của dòng điện lên người có dạng sóng đặc biệt được quy định như sau: ảnh hưởng của các dòng điện này lên cơ thể người nằm trung gian giữa các ảnh hưởng gây ra bởi dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều; do đó có thể thiết lập độ lớn dòng điện tương đương có liên quan đến hiện tượng rung tâm thất.
Điều này mô tả các ảnh hưởng của dòng điện đi qua cơ thể người đối với
- Dòng điện xoay chiều hình sin có các thành phần một chiều,
- Dòng điện xoay chiều hình sin có điều khiển pha,
- Dòng điện xoay chiều hình sin có điều khiển đa chu kỳ.
Ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc vào những gì? (Hình từ Internet)
Ngưỡng phản ứng giật mình trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người được quy định như thế nào?
Ngưỡng phản ứng giật mình trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người được quy định tại tiết 5.3.2 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-2:2013 như sau:
Ảnh hưởng của dòng điện có dạng sóng đặc biệt
...
5.3. Ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều
…
5.3.2. Ngưỡng phản ứng giật mình
Ngưỡng của phản ứng giật mình phụ thuộc vào một số tham số ví dụ như vùng cơ thể tiếp xúc với điện cực (vùng tiếp xúc), điều kiện tiếp xúc (khô, ướt, áp suất, nhiệt độ) và còn phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý của cá thể.
Các ảnh hưởng này có liên quan đến giá trị đỉnh của dòng điện [13] và các dòng điện phải được kết hợp từng tần số một để ước tính ảnh hưởng chung. Mạch đo được mô tả theo IEC 60990.
…
Như vậy, theo quy định trên thì ngưỡng phản ứng giật mình trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người được quy định như sau:
- Ngưỡng của phản ứng giật mình phụ thuộc vào một số tham số ví dụ như vùng cơ thể tiếp xúc với điện cực (vùng tiếp xúc), điều kiện tiếp xúc (khô, ướt, áp suất, nhiệt độ) và còn phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý của cá thể.
- Các ảnh hưởng này có liên quan đến giá trị đỉnh của dòng điện [13] và các dòng điện phải được kết hợp từng tần số một để ước tính ảnh hưởng chung. Mạch đo được mô tả theo IEC 60990.
Ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc vào những gì?
Ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc theo quy định tại tiết 5.3.3 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9621-2:2013 như sau:
Ảnh hưởng của dòng điện có dạng sóng đặc biệt
...
5.3. Ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều
…
5.3.3. Ngưỡng thả tay
Ngưỡng thả tay phụ thuộc vào một số thông số, ví dụ như vùng tiếp xúc, hình dạng và kích thước của các điện cực và cũng phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý của cá thể.
Dựa theo ý kiến về hiện tượng thả tay (tay tiếp xúc với hệ mạch mang điện có thể kéo dài trong vài giây), tiêu chuẩn này sử dụng Hình 5 [17] để xác định ngưỡng thả tay của dòng điện đối với kết hợp giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Tần số của dòng điện xoay chiều trong trường hợp này là 60 Hz dòng điện xoay chiều có giá trị đỉnh 7,07 mA (giá trị hiệu dụng 5 mA đối với dòng điện hình sin) và dòng điện một chiều 30 mA được sử dụng là các ngưỡng dòng điện tiếp xúc tương ứng đối với dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều thuần túy. Các ngưỡng này được coi là thích hợp để thể hiện việc mất khả năng thả tay của toàn bộ tập hợp (trong đó có trẻ em).
Công thức, Iacpk = 7,176*exp(-0,1434 * DC) - 0,1061, thể hiện trường hợp kết hợp dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều này và có thể được sử dụng để tính kết quả của mọi kết hợp dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều bất kỳ nào trong dải tần số quy định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì ngưỡng thả tay trong ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều có các thành phần một chiều lên người phụ thuộc vào một số thông số, ví dụ như vùng tiếp xúc, hình dạng và kích thước của các điện cực và cũng phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý của cá thể
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ảnh hưởng của dòng điện lên người và gia súc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?