Nguyên tắc của phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là gì? Phương pháp này được tiến hành thế nào?
- Phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là gì?
- Nguyên tắc của phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là gì?
- Phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín được tiến hành thế nào?
- Phương pháp đo tĩnh trong bình thể tích đối với chất lỏng trong ống dẫn kín có phải là phương pháp chính xác nhất không?
Phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là gì?
Theo tiết 3.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9497:2013 (ISO 8316:1987) thì phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là phương pháp mà qua đó thể tích thực của chất lỏng được suy ra từ các kết quả đo mức chất lỏng (nghĩa là phép đo).
Phương pháp này được tiến hành trước và sau khi chất lỏng chuyển dòng vào trong bình đo trong khoảng thời gian đo để xác định thể tích chứa trong bình.
Nguyên tắc của phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín là gì?
Phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9497:2013 (ISO 8316:1987) như sau:
Nguyên tắc
4.1. Trình bày về nguyên tắc
4.1.1. Phương pháp đo tĩnh
Nguyên tắc của phương pháp đo lưu lượng qua việc đo thể tích tĩnh (xem hình 1 về sơ đồ hệ thống lắp đặt điển hình) là:
- Xác định thể tích ban đầu của chất lỏng chứa trong bình;
- Chuyển dòng chảy vào bình thể tích, cho đến khi bình chứa một lượng chất lỏng đủ để đạt được độ chính xác mong muốn, thông qua thiết bị chuyển dòng khởi động bộ đếm thời gian để đo thời gian điền đầy;
- Xác định thể tích cuối cùng của chất lỏng chứa trong bình. Thể tích được chứa tại thời điểm đầu và cuối được xác định qua việc đọc các mức chất lỏng trong bình và qui chiếu về việc hiệu chuẩn trước đó cho biết mối tương quan giữa mức và thể tích chất lỏng.
Khi đó lưu lượng sẽ được suy ra từ thể tích chất lỏng thu được và thời gian điền đầy như giải thích ở Điều 7.
Phương pháp này có thể thay đổi với việc sử dụng hai bình chứa được điền đầy kế tiếp nhau (xem 6.3). Hoặc một thay đổi khác được đưa ra ở Phụ lục D, bao gồm việc sử dụng một van thay cho thiết bị chuyển dòng để bắt đầu hoặc dừng dòng chảy vào bình thể tích.
Phải cẩn thận khi sử dụng van thay cho thiết bị chuyển dòng để lưu lượng không thay đổi khi van hoạt động.
...
Theo quy định trên, phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Xác định thể tích ban đầu của chất lỏng chứa trong bình.
- Chuyển dòng chảy vào bình thể tích, cho đến khi bình chứa một lượng chất lỏng đủ để đạt được độ chính xác mong muốn, thông qua thiết bị chuyển dòng khởi động bộ đếm thời gian để đo thời gian điền đầy.
- Xác định thể tích cuối cùng của chất lỏng chứa trong bình. Thể tích được chứa tại thời điểm đầu và cuối được xác định qua việc đọc các mức chất lỏng trong bình và qui chiếu về việc hiệu chuẩn trước đó cho biết mối tương quan giữa mức và thể tích chất lỏng.
Chất lỏng trong ống dẫn kín (Hình từ Internet)
Phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín được tiến hành thế nào?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9497:2013 (ISO 8316:1987) thì việc tiến hành phương pháp đo tĩnh đối với chất lỏng trong ống dẫn kín được thực hiện như sau:
(1) Để có thể đo được chất lỏng còn sót lại ở phần đáy hoặc trên thành bình chứa, đầu tiên, xả vào bình chứa (hoặc để đến khi xả kết thúc sau phép đo trước đó) một lượng chất lỏng đủ để đạt tới ngưỡng vận hành của dụng cụ đo.
(2) Ghi lại mức đầu tiên này, z0, tương ứng với nó là thể tích ban đầu V0, theo bảng tỷ lệ, trong khi thiết bị chuyển dòng nắn dòng chảy tới bình chứa và lưu lượng ổn định.
(3) Sau khi việc kiểm tra lưu lượng đạt được, vận hành thiết bị chuyển dòng để nắn dòng chảy vào bình thể tích, nhờ vậy sẽ tự động khởi động bộ đếm thời gian.
(4) Sau khi lượng chất lỏng phù hợp đã được thu lại, thiết bị chuyển dòng hoạt động theo hướng ngược lại để đưa chất lỏng quay lại bình chứa, nhờ vậy sẽ tự động làm dừng bộ đếm thời gian và xác định được thời gian điền đầy, t.
(5) Khi sự dao động trong bình giảm đi, ghi lại mức chất lỏng cuối cùng, z1, tương ứng với nó là thể tích cuối V1 theo bảng tỷ lệ.
(6) Sau đó xả sạch bình, trừ khi thể tích tổng thể của bình đủ để thực hiện được các phép đo liên tiếp mà không cần xả giữa hai phép đo.
Phương pháp đo tĩnh trong bình thể tích đối với chất lỏng trong ống dẫn kín có phải là phương pháp chính xác nhất không?
Quy định về độ chính xác của phương pháp đo chất lỏng trong ống dẫn kín tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9497:2013 (ISO 8316:1987) như sau:
Nguyên tắc
...
4.2. Độ chính xác của phương pháp
4.2.1. Độ không đảm bảo tổng trong phép đo thể tích
Về nguyên tắc phương pháp đo thể tích cho phép đo lưu lượng, chỉ yêu cầu đo mức chất lỏng và thời gian. Sau phương pháp cân, phương pháp đo tĩnh trong bình thể tích có thể được coi là một trong những phương pháp chính xác nhất trong tất cả các phương pháp đo lưu lượng, đặc biệt nếu thực hiện các cảnh báo đưa ra ở 4.2.2. Vì lý do này, phương pháp đo thể tích thường được sử dụng như phương pháp chuẩn hoặc hiệu chuẩn. Khi việc lắp đặt được tiến hành, bảo trì và sử dụng cẩn thận, có thể đạt được độ không đảm bảo ± 0,1 % đến ± 0,2 % (với giới hạn độ tin cậy 95 %).
...
Như vậy, sau phương pháp cân thì phương pháp đo tĩnh trong bình thể tích có thể được coi là một trong những phương pháp chính xác nhất trong tất cả các phương pháp đo lưu lượng chất lỏng trong ống dẫn kín.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất lỏng trong ống dẫn kín có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?