Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra không?
- Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra không?
- Công bố quyết định tiến hành kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước sẽ diễn ra như thế nào?
- Có được gia hạn thời gian kiểm tra trực tiếp khi nội dung kiểm tra phức tạp cần thêm thời gian để xác minh không?
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra không?
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra không, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.
2. Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
3. Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Như vậy, việc thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sẽ bao gồm nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước có phải thực hiện theo kế hoạch kiểm tra không? (Hình từ Internet)
Công bố quyết định tiến hành kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước sẽ diễn ra như thế nào?
Công bố quyết định tiến hành kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước sẽ diễn ra như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Tiến hành kiểm tra trực tiếp
1. Công bố quyết định kiểm tra:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra. Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra Ủy quyền cho phó trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn công bố quyết định kiểm tra.
Đối với kiểm tra đột xuất, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc công bố quyết định kiểm tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm đối với đối tượng được kiểm tra;
b) Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra bao gồm: đoàn kiểm tra; đối tượng được kiểm tra; đại diện chính quyền địa phương (nếu cần). Trường hợp đối tượng được kiểm tra vắng mặt thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền lập biên bản có xác nhận của đại diện chính quyền địa phương nơi kiểm tra và tiếp tục thực hiện cuộc kiểm tra;
c) Nội dung buổi công bố bao gồm: trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền công bố quyết định kiểm tra; người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra báo cáo về những nội dung kiểm tra theo đề cương đoàn kiểm tra đã yêu cầu;
d) Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của đại điện đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra. Biên bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Địa điểm công bố quyết định kiểm tra: tại nơi có công trình; tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra; tại trụ sở cơ quan ban hành quyết định kiểm tra; địa điểm khác do trưởng đoàn kiểm tra quyết định kiểm tra quyết định.
2. Địa điểm, thời gian làm việc:
a) Đoàn kiểm tra làm việc tại địa điểm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
b) Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi, thống nhất với đối tượng được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
...
Theo đó, việc công bố quyết định kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước như sau:
- Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra.
- Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra Ủy quyền cho phó trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn công bố quyết định kiểm tra.
+ Đối với kiểm tra đột xuất, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc công bố quyết định kiểm tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm đối với đối tượng được kiểm tra;
- Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra bao gồm:
+ Đoàn kiểm tra;
+ Đối tượng được kiểm tra;
+ Đại diện chính quyền địa phương (nếu cần).
- Trường hợp đối tượng được kiểm tra vắng mặt thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền lập biên bản có xác nhận của đại diện chính quyền địa phương nơi kiểm tra và tiếp tục thực hiện cuộc kiểm tra;
- Nội dung buổi công bố bao gồm:
+ Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền công bố quyết định kiểm tra;
+ Người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra báo cáo về những nội dung kiểm tra theo đề cương đoàn kiểm tra đã yêu cầu;
- Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của đại điện đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra.
- Biên bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT;
- Địa điểm công bố quyết định kiểm tra:
+ Tại nơi có công trình;
+ Tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra;
+ Tại trụ sở cơ quan ban hành quyết định kiểm tra;
+ Địa điểm khác do trưởng đoàn kiểm tra quyết định kiểm tra quyết định.
Có được gia hạn thời gian kiểm tra trực tiếp khi nội dung kiểm tra phức tạp cần thêm thời gian để xác minh không?
Có được gia hạn thời gian kiểm tra trực tiếp khi nội dung kiểm tra phức tạp cần thêm thời gian để xác minh không, căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Gia hạn thời gian kiểm tra
1. Gia hạn thời gian kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
c) Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Phát sinh những lý do bất khả kháng.
2. Gia hạn thời gian kiểm tra được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp cần thêm thời gian để xác minh thì sẽ được gia hạn thời gian kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?