Nguyên tắc phân chia di sản do người chết để lại được quy định như thế nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các nghĩa vụ tài sản từ di sản do người chết để lại được quy định như thế nào?
Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các nghĩa vụ tài sản từ di sản do người chết để lại được quy định như thế nào?
Người để lại di sản nếu có nghĩa vụ tài sản phải thực hiện hoặc các khoản chi phí liên quan đến thừa kế thì phải được thanh toán trước khi phân chia di sản cho những người thừa kế.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 thì thứ tự ưu tiên thanh toán được thực hiện như sau:
(1). Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
(2). Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
(3). Chi phí cho việc bảo quản di sản.
(4). Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
(5). Tiền công lao động.
(6). Tiền bồi thường thiệt hại.
(7). Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
(8). Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
(9). Tiền phạt.
(10). Các chi phí khác.
Như vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như trên.
Nguyên tắc phân chia di sản do người chết để lại được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân chia di sản do người chết để lại được quy định như thế nào?
Phân chia di sản theo di chúc:
Việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Phân chia di sản theo pháp luật:
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Những người nào không được hưởng di sản do người chết để lại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 620 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, từ các quy định trên thì những người từ chối nhận di sản hoặc người không được quyền hưởng di sản sẽ không được hưởng phần di sản do người chết để lại.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?