Nhà chưa xây xong có được phép bán hay không? Hợp đồng bán nhà ở hình thành trong tương lai không công chứng có được không?
Nhà ở chưa xây xong có được phép bán hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, tại khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Như vậy, theo thông tin anh/chị cung cấp thì hiện tại căn nhà của anh/chị đang chờ hoàn công và tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Việc mua bán căn nhà này đồng nghĩa với việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy, việc anh/chị tiến hành nhận tiền đặt cọc cho hợp đồng mua bán căn nhà trên là không trái với quy định của pháp luật.
Nhà chưa xây xong có được phép bán hay không?
Hợp đồng đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai có cần công chứng không?
Đối với hợp đồng đặt cọc mua đất, tài sản gắn liền với đất thì theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc các bên phải có công chứng, chứng thực. Do đó, khi hợp đồng đặt cọc đã đáp ứng các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch, mục đích và nội dung giao dịch thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị của văn bản công chứng. Theo đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Và hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ, nên khi tranh chấp xảy ra thì hợp đồng đã công chứng không phải thực hiện chứng minh chứng cứ.
Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.
Tải về mẫu hợp đồng đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai có cần công chứng không?
Trong trường hợp anh bán nhà đang xây thì sẽ kèm theo quyền sử dụng đất có nhà trên đó vậy theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì:
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hợp đồng chuyển nhượng bất động sản của cá nhân, hộ gia đình không phải doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì phải công chứng, chứng thực.
Theo quy định trên thì đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở hình thành trong tương lai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?