Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào? Nội dung cơ bản của từng hình thức là gì?
- Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
- Nội dung cơ bản từng hình thức đầu tư được pháp luật quy định như thế nào?
- Trường hợp bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải nộp hồ sơ ở đâu?
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
+ Thực hiện dự án đầu tư.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào? Nội dung cơ bản của từng hình thức là gì?
Nội dung cơ bản từng hình thức đầu tư được pháp luật quy định như thế nào?
(1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Căn cứ Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 ;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau để thành lập tổ chức kinh tế:
- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020.
- Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP
+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện Nghị định 31/2021/NĐ-CP
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động đầu tư;
+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(2) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Căn cứ Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 ;
+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
+ Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
- Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật đầu tư 2020.
- Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP
+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện Nghị định 31/2021/NĐ-CP
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động đầu tư;
+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
- Bảo đảm quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
(3) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Căn cứ Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020.
- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
(4) Thực hiện dự án đầu tư
Căn cứ Mục 2, Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những bước cơ bản như sau:
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
- Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
- Nếu được chấp thuận dự án đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải nộp hồ sơ ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam như sau:
- Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là Giấy phép) hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại khoản 1 Điều 90 và Điều 91 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 90 Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài nếu bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải nộp hồ sơ xin cấp phép tại Bộ tài chính.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?