Nhà gác đường ngang trên đường sắt chỉ được sử dụng phục vụ cho ai và phải đảm bảo các điều kiện gì?
Nhà gác đường ngang trên đường sắt chỉ được sử dụng phục vụ cho ai và phải đảm bảo các điều kiện gì?
Nhà gác đường ngang chỉ được sử dụng phục vụ cho nhân viên gác đường ngang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang và phải bảo đảm các điều kiện sau theo Điều 12 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định
1) Đặt ở vị trí có thể quan sát được về hai phía đường bộ và đường sắt thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ.
2) Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách mép ray đường sắt ngoài cùng, mép phần xe chạy đường bộ ít nhất 3,5 mét (m) và không xa quá 10 mét (m).
Trường hợp khó khăn do không còn đủ quỹ đất để bố trí, bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
Cửa ra vào ưu tiên mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải tối thiểu cao bằng mặt ray.
3) Nhà gác đường ngang phải có buồng vệ sinh, điện, nước sạch, quạt điện hoặc điều hòa không khí phục vụ cho nhân viên gác đường ngang. Khi xây dựng mới, nhà gác đường ngang phải có diện tích làm việc tối thiểu 12 mét vuông (m2) và đáp ứng đủ diện tích theo số định biên của ca làm việc.
Nhà gác đường ngang trên đường sắt (Hình từ Internet)
Nhà gác đường ngang trên đường sắt phải bố trí đầy đủ các thiết bị nào?
Nhà gác đường ngang trên đường sắt phải bố trí đầy đủ các thiết bị nào quy định ở Điều 21 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT cụ thể:
Thiết bị tại nhà gác đường ngang
1. Trong nhà gác đường ngang phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau đây:
a) Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
b) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
d) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
đ) Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 của Thông tư này;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
g) Đồng hồ báo giờ.
2. Các thiết bị trong nhà gác đường ngang quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm sẵn sàng làm việc bình thường, ổn định.
Như vậy, nhà gác đường ngang trên đường sắt phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau:
- Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT cụ thể:
Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang
1. Đối với đường ngang có người gác:
...
e) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt, trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);
...
- Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
- Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:
Chắn đường ngang có người gác
...
3. Chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
- Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
- Đồng hồ báo giờ.
Lưu ý:
Các thiết bị trong nhà gác đường ngang quy định nêu trên phải bảo đảm sẵn sàng làm việc bình thường, ổn định.
Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đăt ở vị trí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
1. Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt:
a) Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m). Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;
b) Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như sau:
- Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m).
Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;
- Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?