Nhà nước đầu tư bổ sung vốn tại công ty cổ phần trong những trường hợp nào? Phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần?
Nhà nước đầu tư bổ sung vốn tại công ty cổ phần trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định:
Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, nhà nước đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tại công ty cổ phần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
(2) Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Nhà nước đầu tư bổ sung vốn tại công ty cổ phần trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp nào?
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, theo quy định, trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định, người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tại công ty cổ phần.
Phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần;
(2) Kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần;
(3) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước;
(4) Mức vốn đầu tư bổ sung để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?