Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?
- Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?
- Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì phải làm sao?
- Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp nào?
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không?
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì hay không phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định này.
...
Và căn cứ tại điểm 2 Cột 3 Mục A Phụ lục XXII về Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định sản phẩm Bao bì giấy hỗn hợp thuộc danh mục này.
Như vậy, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có trách nhiệm phải thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton (Hình từ Internet)
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì phải làm sao?
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì có thể thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
...
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
...
Theo đó, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ tái chế thì có thể tái chế tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc.
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp nào?
Nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp quy định tại Điều 79 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn một hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây:
a) Tự thực hiện tái chế;
b) Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
c) Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền);
d) Kết hợp cách thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không tự thực hiện tái chế khi không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu thuê để thực hiện tái chế quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu dến quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
...
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
...
Như vậy, nhà sản xuất sản phẩm bao bì giấy, carton có thể thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế khác tái chế sản phẩm, bao bì trong trường hợp nhà sản xuất lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì? Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như thế nào?
- Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
- Thông tin sáp nhập các bộ ngành mới nhất? Sáp nhập các bộ ngành trung ương trong nhiệm kỳ tới theo Nghị quyết 18 như thế nào?