Nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình thì có bị xử phạt hay không?
- Nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình thì có bị xử phạt hay không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình là bao lâu?
- Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình không?
Nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình thì có bị xử phạt hay không?
Mức xử phạt đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình được quy định tại điểm a khoản 1,khoản 2 Điều 39 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nhà thầu khảo sát, thiết kế không lưu trữ hồ sơ khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo quy định;
b) Nhà thầu giám sát không lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình liên quan đến công việc giám sát theo quy định;
c) Nhà thầu thi công xây dựng không lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo quy định;
d) Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng không lưu trữ hồ sơ thí nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm theo quy định;
đ) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ khóa học không đúng quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, nhà thầu vi phạm còn bị buộc lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định.
Khảo sát xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình là 02 năm.
Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình không?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo Điều 73 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải - Xây dựng)
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhà thầu khảo sát không lưu trữ hồ sơ khảo sát xây dựng công trình.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khảo sát xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?