Nhà thầu trúng thầu do tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu trong hoạt động đấu thầu thì sẽ bị hủy thầu đúng không?
- Nhà thầu trúng thầu do tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu trong đấu thầu thì sẽ bị hủy thầu đúng không?
- Nhà thầu trúng thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu có bị phạt tiền hay không?
- Nhà thầu trúng thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu dẫn đến hủy thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự thầu không?
Nhà thầu trúng thầu do tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu trong đấu thầu thì sẽ bị hủy thầu đúng không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Hủy thầu
1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;
d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;
…
Trên cơ sở dẫn chiếu đến điểm c khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch trong đấu thầu như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
…
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây:
c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;
…
Như vậy, chỉ khi nhà thầu trúng thầu tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh thì mới bị hủy thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Nhà thầu trúng thầu do tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu trong hoạt động đấu thầu thì sẽ bị hủy thầu đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu trúng thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu có bị phạt tiền hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó, nhà thầu trúng thầu do vi phạm về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên là mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức, đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 tức từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Nhà thầu trúng thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu dẫn đến hủy thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự thầu không?
Căn cứ tại điểm b khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 về bảo đảm dự thầu:
Bảo đảm dự thầu
…
9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 của Luật này;
…
Như vậy, nhà thầu trúng thầu do không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu dẫn đến hủy thầu thì không được hoàn trả bảo đảm dự thầu.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá hồ sơ dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?