Nhà văn hóa khu phố là gì? Việc thành lập tổ dân phố mới đối với trường hợp có khó khăn trong công tác quản lý ở địa phương phải đáp ứng điều kiện gì?
Nhà văn hóa khu phố là gì? Việc thành lập tổ dân phố mới đối với trường hợp có khó khăn trong công tác quản lý ở địa phương phải đáp ứng điều kiện gì?
Nhà văn hóa khu phố được hiểu là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của một khu phố, tổ dân phố, là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của tất cả người dân tại địa phương.
Đồng thời đây cũng là một thiết chế quan trọng để phổ biến thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, văn bản của tỉnh, của địa phương đến với người dân.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) quy định, trường hợp có khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của tổ dân phố yêu cầu phải thành lập tổ dân phố mới thì việc thành lập tổ dân phố mới phải đảm bảo các điều kiện sau:
(1) Quy mô số hộ gia đình:
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên;
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 350 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hà Nội có từ 450 hộ gia đình trở lên;
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Trung có từ 300 hộ gia đình trở lên;
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Nam có từ 400 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có từ 450 hộ gia đình trở lên;
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên;
- Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới, phường, thị trấn đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.
(2) Các điều kiện khác:
Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
Nhà văn hóa khu phố là gì? Việc thành lập tổ dân phố mới đối với trường hợp có khó khăn trong công tác quản lý ở địa phương phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Tổ dân phố có phải là một cấp hành chính không?
Tổ dân phố được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV như sau:
Thôn, tổ dân phố
1. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,... (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
2. Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
3. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Theo đó, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn.
Tổ dân phố là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Tổ dân phố có bắt buộc phải có Phó Tổ trưởng tổ dân phố không?
Tổ chức của tổ dân phố được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) như sau:
Tổ chức của thôn, tổ dân phố
1. Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
2. Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Theo quy định trên thì mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố, trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Như vậy, Tổ dân phố không bắt buộc phải có Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Trường hợp cần phải có 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố thì Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận tổ dân phố;
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ dân phố có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?