Nhận biết khách hàng trong công tác phòng chống rửa tiền thì phải thu thập những thông tin nào?
- Nhận biết khách hàng trong công tác phòng chống rửa tiền thì phải thu thập những thông tin nào?
- Có thể thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong trường hợp nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba không?
- Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu nào?
Nhận biết khách hàng trong công tác phòng chống rửa tiền thì phải thu thập những thông tin nào?
Phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Và trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống rửa tiền thì các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cần phải nhận biết khách hàng, trong đó phải thực hiện thu thập các thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm các thông tin tại Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
-Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):
+ Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
+ Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
+ Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số Hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú ở nước ngoài;
+ Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên: thông tin tương ứng quy định tại điểm a, b hoặc c khoản này; quốc tịch, địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;
+ Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có), số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài (nếu có), địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
+ Đối với khách hàng tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; số điện thoại liên lạc; số fax, trang thông tin điện tử (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức bao gồm các thông tin tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d hoặc đ khoản này và các thông tin tại điểm này đối với trường hợp người thành lập là tổ chức;
- Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng tương ứng quy định tại trên đối với khách hàng là cá nhân. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi;
- Mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo.
Phòng chống rửa tiền (Hình từ Internet)
Có thể thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong trường hợp nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba không?
Thì theo khoản 1 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định:
Xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác
1. Đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này. Việc thuê tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng thực hiện theo thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, đối tượng báo cáo có thể thuê tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để xác minh thông tin nhận biết khách hàng, trừ trường hợp quy định tại nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba.
Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu nào?
Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
- Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài;
- Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài;
- Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
- Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?