Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào theo quy định?
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Kiểm soát nội bộ
1. Công ty chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng giám đốc (Ban Giám đốc). Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bộ máy, nhân sự độc lập và chuyên trách, quy trình.
...
Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán bao gồm:
- Bộ máy;
- Nhân sự độc lập và chuyên trách, quy trình.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 12 Thông tư 121/2020/TT-BTC thì công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của công ty nhằm bảo đảm mục tiêu:
- Hoạt động của công ty chứng khoán tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan;
- Bảo đảm quyền lợi khách hàng;
- Hoạt động của công ty chứng khoán an toàn, hiệu quả; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
- Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty.
Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 12 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán như sau:
Kiểm soát nội bộ
...
4. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ
a) Bố trí tối thiểu 01 nhân viên làm kiểm soát tuân thủ;
b) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán, có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;
c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;
d) Có chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, và chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn sau đây:
- Chứng chỉ chuyên môn Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; và
- Chứng chỉ chuyên môn Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của công ty chứng khoán là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo nguyên tắc sau:
(1) Hệ thống tổ chức quản trị rủi ro tối thiểu phải quy định các nội dung sau:
- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán trong việc quản trị rủi ro;
- Trách nhiệm của Tổng Giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc quản trị rủi ro;
- Trách nhiệm của Bộ phận quản trị rủi ro và các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong công ty chứng khoán trong việc quản trị rủi ro;
- Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
- Kế hoạch triển khai thông qua các chính sách, quy trình đầy đủ;
- Công tác quản lý kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp.
(2) Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo công ty chứng khoán có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi thời điểm;
(3) Hệ thống quản trị rủi ro phải được xây dựng để đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất;
(4) Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau và người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.
Xem thêm: Nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ trong công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
- Sẽ sáp nhập các bộ ngành nào? Sáp nhập các bộ ngành trung ương trong nhiệm kỳ tới theo Nghị quyết 18 như thế nào?
- Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào? Người gửi hàng tàu bay có quyền định đoạt hàng hóa ra sao?
- Có được gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế gặp tai nạn bất ngờ không?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố Thuận An Tuần 2 Đề 2?