Nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng phải phấn đấu đến năm 2030 đạt được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
- Nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng phải phấn đấu đến năm 2030 đạt được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm như thế nào trong chương trình truyền thông về bình đẳng giới?
- Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cơ quan nào?
Nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng phải phấn đấu đến năm 2030 đạt được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
Bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Mục I Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định cụ thể như sau:
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc.
- Đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.
- Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.
- Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Theo đó, nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng phải phấn đấu đến năm 2030 đạt được tỷ lệ tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm như thế nào trong chương trình truyền thông về bình đẳng giới?
Tại tiểu mục 12 Mục IV Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
- Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.
Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cơ quan nào?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 1790/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm.
2. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
4. Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.
5. Xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp.
6. Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của Việt Nam cho các đối tác quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
Theo đó, về vấn đề tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình đẳng giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?