Nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước sẽ được hưởng những chế độ, chính sách gì? Đối tượng nào được ưu tiên tuyển dụng làm nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước?
Nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước sẽ được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về những chế độ, chính sách đối với nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị cụ thể như sau:
Chế độ, chính sách đối với nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị
1. Nhân viên bảo vệ khi hết thời hạn thử việc, được đánh giá đạt yêu cầu thì được xem xét tuyển dụng, được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo đó, khi làm nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước thì sẽ được hưởng những chính sách, chế độ trên đây.
Còn đối với nhân viên bảo vệ làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì các chế độ, chính sách đối với họ sẽ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thông qua hợp đồng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.
Đối tượng nào được ưu tiên tuyển dụng làm nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước?
Theo Điều 6 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
Như vậy, những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân sẽ được ưu tiên tuyển dụng khi làm nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước.
Nhân viên bảo vệ tại doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại các doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 06/2013/NĐ-CP, nhân viên bảo vệ làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ có những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
- Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất;
- Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;
- Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn;
- Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
- Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có); giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Công an để quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
- Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người; hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp;
- Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng bảo vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?