Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
1. Tiêu chuẩn
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.
...
Như vậy, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.
...
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.
Theo quy định về tiêu chuẩn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe nêu trên, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe.
Đồng thời, có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe (Hình từ Internet)
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
- Chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;
- Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023), được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;
b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo quy định trên, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.
Đồng thời, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có quyền tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy khi nào?
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có quyền tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
...
3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn.
...
Như vậy, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có quyền tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy khi thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023), được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe
...
3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn biết.
Như vậy, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có quyền tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn biết.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhân viên đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?