Nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo những điều gì?

Cho tôi hỏi những đối tượng nào tại cảng hàng không mới được xem là nhân viên hàng không? Những nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo những điều gì? Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có cần phải đáp ứng yêu cầu gì về chứng chỉ, giấy phép hay không? Câu hỏi của anh Tài từ Hà Nội

Nhân viên hàng không bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Căn cứ Điều 68 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về nhân viên hàng không như sau:

Nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Nhân viên hàng không phải được ký hợp đồng lao động bằng văn bản với tổ chức sử dụng lao động.
3. Nhân viên hàng không được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động và pháp luật về lao động.

Theo đó, nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

Tại Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT) thì những đối tượng được xem là nhân viên hàng không gồm:

- Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.

- Giáo viên huấn luyện bay.

- Tiếp viên hàng không.

- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.

- Nhân viên điều độ, khai thác bay.

- Nhân viên không lưu.

- Nhân viên thông báo tin tức hàng không.

- Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.

- Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

- Nhân viên khí tượng hàng không.

- Nhân viên thiết kế phương thức bay.

- Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.

- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.

- Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

- Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.

Nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo những điều gì?

Theo Điều 13 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT thì nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo các điều sau:

- Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có thái độ ân cần, chu đáo, tôn trọng và cầu thị, đặc biệt trong việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, ý kiến đóng góp của hành khách về chất lượng dịch vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không; bình tĩnh, kiên quyết xử lý các đối tượng hành khách có hành vi quá khích, gây rối, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng hàng không.

- Nhân viên trực tiếp tiếp xúc với hành khách phải có trang phục phù hợp với đặc điểm, tính chất của đơn vị cung cấp dịch vụ; phải đeo thẻ nhân viên trong quá trình tác nghiệp và thẻ kiểm soát an ninh khi làm việc tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không.

Nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo những điều gì?

Nhân viên hàng không hoạt động tại cảng hàng không khi tiếp xúc với hàng khách cần đảm bảo những điều gì? (Hình từ Internet)

Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có cần phải đáp ứng yêu cầu gì về chứng chỉ, giấy phép hay không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như sau:

Tiêu chuẩn nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
2. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
c) Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

Như vậy, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có yêu cầu về giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp.

Ngoài ra, đối tượng được bổ nhiệm vào vị trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải

- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

- Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên hàng không

Trần Thành Nhân

Nhân viên hàng không
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhân viên hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên hàng không
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỷ luật lao động đặc thù áp dụng với nhân viên hàng không nhằm mục đích gì? Nhân viên hàng không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù khi nào?
Pháp luật
Chức danh nhân viên hàng không nào khi vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù? Chế độ này gồm những hình thức kỷ luật nào?
Pháp luật
Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là bao lâu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhân viên hàng không sử dụng chất ma túy trước khi bay thì có bị tạm đình chỉ ngay công việc hay không?
Pháp luật
Chi phí thẩm định sát hạch cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên bảo dưỡng máy bay mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lệ phí cấp lại giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay được quy định bao nhiêu?
Pháp luật
Chi phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép, năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong trường hợp nào? Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật này?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào