Nhân viên tiếp cận cộng đồng có bị coi là vi phạm pháp luật khi phân phát bao cao su cho người bán dâm không?
Người được cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng là người trên 18 tuổi đúng không?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 108/2007/NĐ-CP thì nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được cấp thẻ theo quy định của pháp luật, bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác.
Tiêu chuẩn của người được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BYT-BCA như sau:
Tiêu chuẩn của người được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tự nguyện làm nhân viên tiếp cận cộng đồng.
2. Là người không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, người được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 1 nêu trên.
Trong đó người này phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tự nguyện làm nhân viên tiếp cận cộng đồng.
Nhân viên tiếp cận cộng đồng (Hình từ Internet)
Trình tự cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BYT-BCA thì trình tự cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng được thực hiện như sau:
(1) Người có nguyện vọng làm nhân viên tiếp cận cộng đồng tự nguyện viết đơn đề nghị cấp Thẻ và nộp cho người đứng đầu chương trình, dự án.
(2) Người đứng đầu chương trình, dự án lập danh sách những người đăng ký làm nhân viên tiếp cận cộng đồng và gửi danh sách này kèm theo đơn tự nguyện làm nhân viên tiếp cận cộng đồng về Công an xã, phường, thị trấn (Công an cấp xã) nơi người đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú để đề nghị xác nhận về nhân thân của những người đó.
(3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp Thẻ và danh sách những người đăng ký làm nhân viên tiếp cận cộng đồng do người đứng đầu chương trình, dự án gửi đến, Công an cấp xã xem xét để xác nhận về nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú cũng như các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này (theo quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này). Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(4) Sau khi nhận được giấy xác nhận về nhân thân của Công an cấp xã, người đứng đầu chương trình, dự án hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp Thẻ gửi đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.
(5) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS phải ban hành quyết định cấp Thẻ cho những người được tuyển chọn làm nhân viên tiếp cận cộng đồng (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này). Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với từng trường hợp.
Nhân viên tiếp cận cộng đồng có bị coi là vi phạm pháp luật khi phân phát bao cao su cho người bán dâm không?
Quyền của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu Điều 5 Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
1. Người mua dâm, bán dâm;
2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
3. Người nhiễm HIV;
4. Người có quan hệ tình dục đồng giới;
5. Người thuộc nhóm người di biến động;
6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, nhân viên tiếp cận cộng đồng không bị coi là vi phạm pháp luật khi phân phát bao cao su cho người bán dâm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhân viên tiếp cận cộng đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?