Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi được quy định như thế nào? Hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc?
- Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi theo quy định pháp luật
- Hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc được pháp luật quy định như thế nào?
- Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo quy định pháp luật
Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi theo quy định pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều 20. Nhập khẩu giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi
1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sinh học đối với giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng, thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lần đầu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy việc nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận bằng văn bản về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.
Nhập khẩu giống vật nuôi
Hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT có quy định về thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc trong quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi, cụ thể như sau:
Điều 5. Thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc
1. Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
Như vậy, các giấy tờ được quy định ở trên và bạn căn cứ để thực hiện theo.
Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo quy định pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều 6. Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo
1. Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo.
4. Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu giống vật nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?