Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định là bao nhiêu năm?
- Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định là bao nhiêu năm?
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho những đối tượng nào?
- Khi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh vắng mặt thì ai sẽ thay Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án?
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định là bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
...
Như vậy, theo quy định, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho những đối tượng nào?
Nhiệm vụ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng sau đây:
(1) Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Khi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh vắng mặt thì ai sẽ thay Chánh án lãnh đạo công tác của Tòa án?
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh vắng mặt được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, theo quy định, khi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vắng mặt thì một Phó Chánh án sẽ được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về những nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?