Nhiệm vụ của ban chấm thi tốt nghiệp THPT là gì? Quy trình chấm bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT bao gồm những bước nào?
Nhiệm vụ của ban chấm thi tốt nghiệp THPT là gì?
Căn cứ tại Điều 26 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) quy định về ban chấm thi tự luận bao gồm:
-Thành phần:
+ Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Phòng Quản lý thi hoặc phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học/giáo dục thường xuyên của sở GDĐT;
+ Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tự luận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi;
+ Ban Chấm thi tự luận có ít nhất hai Tổ Chấm thi dưới sự quản lý, điều hành của Trưởng môn chấm thi; mỗi Tổ Chấm thi có Tổ trưởng và cán bộ chấm thi (CBChT) là công chức, viên chức, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm; thành viên Ban Thư ký, Ban Làm phách của Hội đồng thi không tham gia chấm thi;
- Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.
- Trưởng ban Chấm thi tự luận điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về quy trình, tiến độ và chất lượng chấm thi tự luận; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra.
- Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng ban Chấm thi tự luận.
- Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và Trưởng ban Chấm thi tự luận về việc quản lý, tổ chức chấm bài thi tự luận của Hội đồng thi đúng Quy chế thi; thực hiện các công việc sau đây:
+ Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức thảo luận hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm và chấm chung; tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình chấm thi; tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm sau khi chấm xong toàn bộ bài thi tự luận của Hội đồng thi;
+ Đề nghị Trưởng ban Chấm thi tự luận thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với CBChT thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiều hoặc vi phạm Quy chế thi;
+ Được ủy quyền cho Tổ trưởng Tổ Chấm thi thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi, tùy theo thực tế triển khai chấm thi tại Hội đồng thi.
- Tổ trưởng Tổ Chấm thi giúp Trưởng môn chấm thi quản lý, tổ chức chấm thi tại Tổ Chấm thi được phân công phụ trách và thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng môn chấm thi khi được ủy quyền.
- Các thành viên Ban Chấm thi tự luận chấp hành sự phân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của Quy chế thi; CBChT tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Tổ trưởng Tổ Chấm thi và chỉ đạo của Trưởng môn chấm thi.
Quy trình chấm bài thi tự luận tốt nghiệp THPT như thế nào?
Quy định về chấm bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về chấm bài thi tự luận kì thi tốt nghiệp THPT như sau:
+ Chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai CBChT của hai Tổ Chấm thi khác nhau;
+ Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi;
+ Trưởng môn chấm thi tổ chức quán triệt Quy chế thi, thảo luận đáp án, hướng dẫn chấm cho toàn bộ Tổ trưởng Tổ chấm thi, CBChT và tổ chức chấm chung ít nhất 10 (mười) bài thi tự luận; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại các phòng chấm thi riêng biệt. Riêng đối với những Hội đồng thi có từ 30.000 (ba mươi nghìn) thí sinh trở lên, Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền triển khai tổ chức chấm chung theo từng Tổ chấm thi hoặc nhóm Tổ chấm thi;
+ Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theo hình thức bốc thăm bằng phiếu.
Quy trình chấm bài thi tự luận kỳ thi tốt nghiệp THPT bao gồm những bước nào?
Căn cứ tại khoản 2, 3, 4 Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về quy trình chấm kì thi tốt nghiệp THPT như sau:
Quy trình chấm trải qua hai lần chấm:
*Về quy trình chấm lần chấm thứ nhất:
- Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền tổ chức bốc thăm và giao nguyên túi bài thi cho từng CBChT;
- Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài thi bảo đảm đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết trên tờ giấy làm bài thi;
- Trong trường hợp phát hiện bài thi không đủ số tờ, số phách; bài thi làm trên giấy nháp; bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên, viết bằng hai màu mực khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trình Trưởng môn chấm thi xử lý;
- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên những phần giấy trắng còn thừa trên tờ giấy làm bài thi của thí sinh, CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài thi của thí sinh và túi bài thi; điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) chỉ được ghi vào 01 (một) phiếu chấm của từng bài thi; trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của CBChT; chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
*Về quy trình chấm lần chấm thứ hai:
- Sau khi chấm lần thứ nhất, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút toàn bộ các phiếu chấm thi ra; sau đó, giao các túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để tổ chức bốc thăm cho lần chấm thứ hai, bảo đảm không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;
- CBChT lần thứ hai ghi điểm chấm trực tiếp vào bài thi của thí sinh (điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bên trái bài thi ngay cạnh ý được chấm) và vào phiếu chấm;
- Chấm xong túi nào, CBChT giao túi bài thi đã chấm và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi hoặc Tổ trưởng Tổ Chấm thi được Trưởng môn chấm thi ủy quyền để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
Phạm Quỳnh Thư
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tốt nghiệp THPT có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?