Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích do cơ quan nào có thẩm quyền lập? Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ thẩm định?
Cơ quan nào có thẩm quyền lập nhiệm vụ lập quy hoạch di tích?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, thẩm quyền lập nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định cụ thể như sau:
"Điều 11. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
1. Thẩm quyền lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích và Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích;
b) Trường hợp di tích thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, căn cứ vào việc phân bố điểm di tích có giá trị quan trọng, tiêu biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì chịu trách nhiệm lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích đó."
Theo đó, tùy vào di tích thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì sẽ do các cơ quan tương ứng gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích và Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có thẩm quyền lập nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì chịu trách nhiệm lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích đó.
Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích do cơ quan nào có thẩm quyền lập? (Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định như sau:
"Điều 11. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
[...]
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích; thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thỏa thuận quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích tại địa phương;
d) Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích; phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích cấp tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích;
đ) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định, đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật hiện hành quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích trong từng trường hợp.
Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích được quy định cụ thể như sau:
"Điều 12. Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
[...]
2. Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
a) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di tích cấp tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
c) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, người đứng đầu cơ quan quản lý di tích đề nghị Thủ trưởng bộ, ngành phê duyệt.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm phê duyệt.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cơ quan có trách nhiệm lập và thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích cụ thể trong từng trường hợp.
Đồng thời, thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích cũng được thực hiện cụ thể theo trình tự trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch di tích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?