Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đối với tài sản công?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính đối với tài sản công được quy định như thế nào?
Theo Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
- Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công.
- Chủ trì xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:
+ Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản công của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), máy móc, thiết bị và các tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ nhà ở công vụ và tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Chế độ quản lý tài chính đối với đất đai, tài nguyên; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
- Tham gia với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi được phân công; công khai tài sản công của cả nước.
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo về tài sản công.
- Tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đối với tài sản công?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đối với tài sản công
Căn cứ Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương như sau:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
+ Kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
- Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công; thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp như thế nào?
Tại Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp như sau:
- Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
- Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan thuộc chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?