Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên đất và nước? Bộ tài nguyên và môi trường sẽ được chính phủ quản lý như thế nào?

Tôi có một số thắc mắc về bộ máy hành chính của Việt nam như sau: tôi muốn biết trong bộ máy hành chính thì Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao trong việc quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu? Chính phủ quy định về vị trí cũng như chức năng dành cho Bộ tài nguyên và môi trường cụ thể như thế nào? Cũng như tôi muốn tham khảo cơ cấu tổ chức cụ thể của Bộ tài nguyên và môi trường trong bộ máy hành chính nước nhà? Rất mong quý công ty giải đáp thắc mắc cho tôi ! Xin cảm ơn

Vị trí và chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường trong bộ máy hành chính

Theo Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định về vị trí và chức năng như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Như vậy, bạn đã thấy rằng Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện các chức năng về lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Trước đây, quy định vị trí và chức năng của Bộ tài nguyên và môi trường tại Điều 1 Nghị định 36/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022).

Vị trí và chức năng

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Trách nhiệm của Bộ máy hành chính khi quản lý tài nguyên

Trách nhiệm của Bộ máy hành chính khi quản lý tài nguyên

Trong bộ máy hành chính, nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ là gì?

Căn cứ, Điều 9 Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ như sau:

- Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; phát triển các dịch vụ môi trường và xử lý chất thải.

- Thống nhất quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tác động môi trường để chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường.

- Thi hành chính sách về bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

Như vậy, bạn thấy rằng nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đối khí hậu nhằm các mục đích chính là thống nhất về quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước và làm sao để sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và tạo ra các chính sách cụ thể để bảo về các nguồn tài nguyên đó một cách tốt nhất có thể.

Cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường trong bộ máy hành chính như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 68/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) quy định về cơ cấu tổ chức như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Đất đai.
7. Vụ Môi trường.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
11. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
12. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
13. Cục Biến đổi khí hậu.
14. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.
15. Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
16. Cục Địa chất Việt Nam.
17. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
18. Cục Khoáng sản Việt Nam.
19. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
20. Cục Quản lý tài nguyên nước.
21. Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.
22. Cục Viễn thám quốc gia.
23. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
24. Báo Tài nguyên và Môi trường.
25. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
26. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
27. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.
Tại Điều này các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 22 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 23 đến khoản 27 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm đơn vị quy định tại khoản 10 Điều này.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng được chia thành nhiều cơ quan khác như: Vụ, Tổng cục, trung tâm, trường đào tạo, bồi dưỡng. Mục đích là để giải quyết các vấn đề có liên quan về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước đây, quy định cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường tại Điều 3 Nghị định 36/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022).

Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Hợp tác quốc tế.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ.

4. Vụ Pháp chế.

5. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Thanh tra Bộ.

8. Văn phòng Bộ.

9. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

10. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

11. Tổng cục Quản lý đất đai.

12. Tổng cục Môi trường.

13. Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

14. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường.

15. Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

16. Cục Biến đổi khí hậu.

17. Cục Quản lý tài nguyên nước.

18. Cục Viễn thám quốc gia.

19. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

20. Báo Tài nguyên và Môi trường.

21. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

22. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Tại Điều này các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 23 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác trực thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm các đơn vị quy định tại các khoản 9, 10, 11, 12 và 13 Điều này.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng; Vụ Pháp chế có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng; Thanh tra Bộ có 07 phòng; Văn phòng Bộ có 08 phòng.

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường có 06 phòng và 01 chi cục; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có 07 phòng và 01 chi cục; Cục Biến đổi khí hậu có 07 phòng; Cục Quản lý tài nguyên nước có 09 phòng và 03 chi cục; Cục Viễn thám quốc gia có 06 phòng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên đất

Lê Đình Khôi

Tài nguyên đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên đất có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên đất Bộ Tài nguyên và Môi trường
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn?
Pháp luật
Ngoài đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quản lý những lĩnh vực nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư đúng không?
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào