Nhiều Văn phòng thừa phát lại được phép cùng tham gia vào việc thi hành một vụ án dân sự hay không?
Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 ĐIều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
Nhiều Văn phòng thừa phát lại được phép cùng tham gia vào việc thi hành một vụ án dân sự hay không?
Tiêu chuẩn để được Nhà nước bổ nhiệm thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại làm những công việc gì?
Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các công việc Thừa phát lại được làm như:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Nhiều Văn phòng thừa phát lại cùng tham gia vào việc thi hành một vụ án dân sự được không?
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì quyền yêu cầu thi hành án phải đảm bảo những nội dung sau:
- Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
- Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
- Trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.
- Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Theo đó, trong trường hợp trong cùng một bản án hoặc quyết định mà các điều khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì đối với từng khoản trong bản án hoặc quyết định đó thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Việc tổ chức thi hành án được thỏa thuận như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
- Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
- Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;
- Chi phí, phương thức thanh toán;
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
*Lưu ý: Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Như vậy, nhiều Văn phòng thừa phát lại được phép cùng tham gia vào việc thi hành một vụ án dân sự nếu đảm bảo các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?
- 02 Mẫu đơn dự thầu trong hồ sơ mời sơ tuyển mua sắm hàng hóa qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Khi một bên đưa ra khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng cần chứng minh những gì?
- Black Friday là gì? Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Khuyến mại Black Friday thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?