Những chất ma túy nào được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền?
- Những chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền là những chất nào?
- Hoạt động sử dụng chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm được kiểm soát như thế nào?
- Tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt như thế nào?
Những chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền là những chất nào?
Ngày 25/8/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định về các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Tại Danh mục III của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP đã quy định về các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo như danh mục trên thì các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền như ketamine, ketazolam, clobazam,…
Danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:
Xem toàn bộ danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại đây.
Những chất ma túy nào được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền?
Hoạt động sử dụng chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định như sau:
Kiểm soát hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất
1. Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát.
2. Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền cho phép, trình tự, thủ tục cho phép, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, hoạt động sử dụng chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, giám định, điều tra tội phạm phải được cơ quan có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra và giám sát.
Tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 một số quy định được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
…
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
…
n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
…
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
…
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, căn cứ vào mức độ của hành vi vi phạm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy để xác định khung hình phạt theo quy định nêu trên. Trong đó, khung hình phạt thấp nhất đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy là từ 01 đến 5 năm tù và khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàng trữ trái phép chất ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?