Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
- Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
- Khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ về môi trường đối với khu dân cư là gì?
- Khoảng cách an toàn về môi trường của cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ đối với khu dân cư được xác định như thế nào?
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
...
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;
c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;
đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
...
Theo quy định trên, những cơ sở sản xuất phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân bao gồm:
- Có chất dễ cháy, dễ nổ.
- Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ.
- Có chất độc hại đối với người và sinh vật.
- Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người.
- Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư? (Hình từ Internet)
Khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ về môi trường đối với khu dân cư là gì?
Khoảng cách an toàn cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ về môi trường đối với khu dân cư được quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
1. Khoảng cách an toàn về môi trường:
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường, khoảng cách an toàn về môi trường là khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến công trình hiện hữu và hợp pháp của khu dân cư gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, công trình giáo dục, y tế để bảo đảm an toàn về môi trường;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường, khoảng cách an toàn về môi trường là khoảng cách tối thiểu từ điểm xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến điểm lấy nước, công trình cấp nước đô thị.
...
Theo đó, khoảng cách an toàn cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ về môi trường đối với khu dân cư là khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến công trình hiện hữu và hợp pháp của khu dân cư gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, công trình giáo dục, y tế để bảo đảm an toàn về môi trường.
Khoảng cách an toàn về môi trường của cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ đối với khu dân cư được xác định như thế nào?
Khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ đối với khu dân cư được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
...
2. Xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Khoảng cách an toàn về môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường đến khu dân cư được xác định căn cứ vào quy mô, công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng và đặc tính của chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật;
...
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nhiều nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ nguồn phát thải gần nhất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến khu dân cư. Trường hợp không xác định được nguồn phát thải hoặc không có nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ vị trí tường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng, nhà hoặc công trình bao chứa nguồn phát sinh ô nhiễm, chứa chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật;
...
Như vậy, khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở sản xuất có chất dễ cháy, dễ nổ đối với khu dân cư được xác định tương ứng với từng trường hợp sau:
- Nếu có một nguồn phát thải thì căn cứ vào quy mô, công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng và đặc tính của chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật.
- Có nhiều nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ nguồn phát thải gần nhất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến khu dân cư.
Nếu không xác định được nguồn phát thải hoặc không có nguồn phát thải, khoảng cách an toàn về môi trường được xác định từ vị trí tường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng, nhà hoặc công trình bao chứa nguồn phát sinh ô nhiễm, chứa chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, chất độc hại đối với người và sinh vật.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cán bộ năng động sáng tạo dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm có gồm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày nào? Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị là gì? Việc lập, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị như thế nào?