Những thiết bị viễn thông nào bắt buộc phải được kiểm định? Trình tự thẩm định và cấp và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông như thế nào?
Những thiết bị viễn thông nào bắt buộc phải được kiểm định?
Những thiết bị viễn thông nào bắt buộc phải được kiểm định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2020/TT-BTTTT (thay thế bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2023/TT-BTTTT) như sau:
Lưu ý:
(1) Áp dụng đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m (tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó) có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc và có hiệu độ cao của mép dưới thấp nhất của các ăng ten và độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng này nhỏ hơn 28 m.
(2) Áp dụng đối với các đài phát thanh, đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150 w trở lên.
(3) Chu kỳ kiểm định được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
Kiểm định thiết bị viễn thông (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông gồm những thành phần nào?
Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BTTTT như sau:
Thủ tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định
1. Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định bao gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm định theo quy định tại Phụ lục số 01;
b) Kết quả đo kiểm được lập bởi đơn vị đo kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
c) Các tài liệu mô tả, hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (trong trường hợp kiểm định lần đầu).
...
Theo đó, hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTTTT;
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị kiểm định
- Kết quả đo kiểm được lập bởi đơn vị đo kiểm quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BTTTT;
- Các tài liệu mô tả, hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (trong trường hợp kiểm định lần đầu).
Trình tự thẩm định và cấp và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông như thế nào?
Trình tự thẩm định và cấp và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông được quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BTTTT như sau:
Thủ tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định
1. Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định bao gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm định theo quy định tại Phụ lục số 01;
b) Kết quả đo kiểm được lập bởi đơn vị đo kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
c) Các tài liệu mô tả, hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (trong trường hợp kiểm định lần đầu).
2. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp tại trụ sở của tổ chức kiểm định hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến tổ chức kiểm định hoặc gửi trực tuyến qua các cổng dịch vụ công.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 điều này, tổ chức kiểm định phải thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp bằng văn bản về việc đã tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 điều này và thông báo phí thẩm định điều kiện hoạt động viễn thông đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (sau đây gọi tắt là phí thẩm định).
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp nộp phí thẩm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, tổ chức kiểm định tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
5. Trường hợp có sự không phù hợp trong quá trình thẩm định, tổ chức kiểm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ điểm không phù hợp. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày có thông báo của tổ chức kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải khắc phục những điểm không phù hợp và nộp lại hồ sơ cho tổ chức kiểm định để tiếp tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định trong mười (10) ngày. Trường hợp không nộp hồ sơ khắc phục đúng thời hạn, tổ chức kiểm định có quyền từ chối tiếp tục thẩm định, không phải hoàn lại phí thẩm định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải niêm yết bản sao Giấy chứng nhận kiểm định tại vị trí dễ nhìn, bên ngoài nhà trạm thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện.
Theo đó, trình tự thẩm định và cấp và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông như sau:
- Nộp hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
- Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, tổ chức kiểm định thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp bằng văn bản về việc đã tiếp nhận hồ sơ và thông báo phí thẩm định điều kiện hoạt động viễn thông đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện;
- Trong thời hạn ba 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp nộp phí thẩm định, tổ chức kiểm định tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
- Trường hợp hồ sơ có sự không phù hợp trong quá trình thẩm định, tổ chức kiểm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ điểm không phù hợp.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có thông báo của tổ chức kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải khắc phục những điểm không phù hợp và nộp lại hồ sơ cho tổ chức kiểm định để tiếp tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định trong 10 ngày.
Trường hợp không nộp hồ sơ khắc phục đúng thời hạn, tổ chức kiểm định có quyền từ chối tiếp tục thẩm định, không phải hoàn lại phí thẩm định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?