Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài? Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép được quy định như thế nào?
- Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam?
- Hồ sơ cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Những trường hợp nào được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam?
Cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về các trường hợp cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cụ thể như sau:
Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
- Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trường hợp bạn làm mất giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thuộc trường hợp được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Hồ sơ cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bao gồm những gì?
Để được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ (theo Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) sau đây:
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
+ Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;
+ Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
Đối với trường hợp làm mất giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Để được cấp lại giấy phép thành lập của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, bạn cần chuẩn bị những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như: đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cụ thể như sau:
- Thương nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại nơi chuyển đi. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không cấp lại phải có văn bản nêu rõ lý do.
Từ những căn cứ pháp lý được đưa ra phía trên, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quy định tại Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP. Bạn cần thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo Điều 20 Nghị định 07/2016/NĐ-CP đã được đưa ra cụ thể phía trên.
Trần Thị Quỳnh Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?