Những trường hợp nào được phép thôi quốc tịch Việt Nam? Các quy định có liên quan về việc thôi quốc tịch?
Thôi quốc tịch là gì? Các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014), theo đó các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
+ Được thôi quốc tịch Việt Nam.
+ Bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
+ Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, thôi quốc tịch là một trong những căn cứ làm mất quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, các căn cứ thôi quốc tịch được xác định như sau:
- Các trường hợp không được thôi quốc tịch tại Việt Nam
+ Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
+ Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
- Các trường hợp chưa được xét thôi quốc tịch tại Việt Nam
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam
Quy định về hồ sơ xin thôi quốc tịch
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam đối với người cư trú bao gồm:
+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản khai lý lịch;
+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì cần các giấy tờ sau đây:
+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản khai lý lịch;
+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này.
Thẩm quyền tiếp nhận đơn xin thôi quốc tịch
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, theo đó:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú
Nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Như vậy, nếu anh không rơi vào một trong các trường hợp chưa được phép hoặc không được phép thôi quốc tịch, thì anh có thể chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam cho anh.
Hoàng Thị Linh Nhâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quốc tịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?