Trường hợp nào Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi và chấm dứt hiệu lực? Hậu quả pháp lý của việc Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực là như thế nào?
Điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản được quy định như thế nào?
Tại Điều 40 Luật Khoáng sản 2010 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
- Việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
+ Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Khoáng sản 2010.
- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 Luật Khoáng sản 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản 2010; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010;
+ Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
- Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Khoáng sản 2010 được phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp nào Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi và chấm dứt hiệu lực? Hậu quả pháp lý của việc Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực là như thế nào?
Trường hợp nào Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi và chấm dứt hiệu lực?
* Thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010 bao gồm các trường hợp sau:
- Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
- Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
* Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010, cụ thể:
- Giấy phép bị thu hồi;
- Giấy phép hết hạn;
- Giấy phép được trả lại;
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
* Hậu quả pháp lý của việc Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực được quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010 thì:
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò;
- San lấp công trình thăm dò, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, đất đai;
- Giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản.
Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Như vậy, việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện dựa trên việc đảm bảo các nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép. Thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản là không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Những trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi và chấm dứt hiệu lực. Trong đó có nêu về trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi Giấy phép hết hạn mà không thực hiện gia hạn cũng như những hậu quả pháp lý mà cá nhân, tổ chức có Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực phải chịu.
Trần Thị Huyền Trân
- e khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 1 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 2 Điều 34 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010
- Luật Khoáng sản 2010
- Điều 36 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 2 Điều 38 Luật Khoáng sản 2010
- khoản 10 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?