Những trường hợp nào sẽ bị chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định mới nhất hiện nay?
- Những trường hợp nào sẽ bị chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định mới nhất hiện nay?
- Người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại có được ký vào vi bằng hay chưa?
- Sau khi kết thúc thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại thì sẽ được bổ nhiệm làm Thừa phát lại đúng không?
- Nội dung bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những gì?
Những trường hợp nào sẽ bị chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BTP, người tập sự sẽ chấm dứt tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt tập sự;
- Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không tiếp tục tập sự;
- Bị chấm dứt tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này;
- Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự.
Tập sự hành nghề Thừa phát lại? (Hình từ Internet)
Người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại có được ký vào vi bằng hay chưa?
Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về quyền và nghĩa vụ của người tập sự như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
...
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan;
b) Tuân thủ nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc tập sự theo nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự;
d) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 04 giờ mỗi ngày làm việc;
đ) Chịu trách nhiệm trước Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc tập sự được phân công;
e) Không được ký vào vi bằng, quyết định về thi hành án và các văn bản khác với tư cách Thừa phát lại;
g) Lập nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
h) Giữ bí mật thông tin về việc thực hiện công việc của mình và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
i) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ không được phép ký vào vi bằng với tư cách là Thừa phát lại.
Sau khi kết thúc thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại thì sẽ được bổ nhiệm làm Thừa phát lại đúng không?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, sau khi kết thúc thời gian tập sự thì người tập sự còn phải tham gia một kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, để được bổ nhiệm Thừa phát lại thì người tập sự cần phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được quy định trên đây.
Nội dung bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những gì?
Tại Điều 17 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
2. Hình thức kiểm tra là kiểm tra viết, gồm 02 bài kiểm tra.
Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những nội dung sau đây:
- Pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
- Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Tải về mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?