Những văn bản sau khi được Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước ký ban hành phải được xử lý như thế nào?
Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký các văn bản nào của Văn phòng?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về thẩm quyền ký văn bản của Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước như sau:
Quy định về việc ký văn bản
1. Chánh Văn phòng có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Văn phòng, trực tiếp ký các văn bản sau:
a) Văn bản theo phân cấp của Tổng KTNN.
b) Văn bản trình Lãnh đạo KTNN.
c) Văn bản gửi đồng thời các Lãnh đạo KTNN.
d) Văn bản về công tác cán bộ, thi đua khen thưởng.
đ) Các văn bản khác mà Chánh Văn phòng thấy cần thiết.
...
Căn cứ trên quy định Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Văn phòng Kiểm toán nhà nước, trực tiếp ký các văn bản sau:
- Văn bản theo phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Văn bản trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
- Văn bản gửi đồng thời các Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
- Văn bản về công tác cán bộ, thi đua khen thưởng.
- Các văn bản khác mà Chánh Văn phòng thấy cần thiết.
Những văn bản sau khi được Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước ký ban hành phải được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước được Chánh Văn phòng giao ký thay các văn bản nào?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về việc ký văn bản như sau:
Quy định về việc ký văn bản
...
2. Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng giao ký thay các văn bản sau:
a) Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Các văn bản khác do Chánh Văn phòng ủy quyền.
c) Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, Phó Chánh Văn phòng được ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Văn phòng.
Căn cứ trên quy định Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước được Chánh Văn phòng giao ký thay các văn bản sau:
- Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Các văn bản khác do Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước ủy quyền.
- Khi Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, Phó Chánh Văn phòng được ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước.
Những văn bản sau khi được Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước ký ban hành phải được xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Quy chế làm việc của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1004/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Quản lý văn bản đến, văn bản đi
1. Quản lý văn bản đến:
a) Đối với các văn bản đến của Văn phòng bằng văn bản giấy, Phòng Thư ký- Tổng hợp (Văn thư) có trách nhiệm vào sổ Công văn đến, trình Chánh Văn phòng cho ý kiến xử lý để chuyển giao cho các Phòng, Ban, cá nhân có liên quan.
b) Đối với văn bản đến trên hệ thống phần mềm điều hành: Phòng Thư ký- Tổng hợp (Văn thư) có trách nhiệm vào sổ Công văn đến, trình văn bản điện tử đến Chánh Văn phòng để chỉ đạo giải quyết trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản của KTNN.
c) Trưởng Phòng, Ban nhận văn bản có trách nhiệm xử lý, phân công, chỉ đạo tham mưu giải quyết và trình Lãnh đạo Văn phòng theo quy định.
2. Quản lý văn bản đi:
a) Văn bản sau khi được cấp có thẩm quyền ký ban hành phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày, chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.
b) Chỉ phát hành văn bản được ký theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này.
c) Văn bản đã phát hành cần sửa lại về nội dung phải do chính người đã ký văn bản đó ký lại văn bản mới hoặc do người trên một cấp ký đính chính bằng một văn bản khác.
d) Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Căn cứ trên quy định văn bản sau khi được cấp có thẩm quyền của Văn phòng Kiểm toán nhà nước ký ban hành phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày, chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó, chỉ phát hành văn bản được ký theo quy định tại Điều 15 nêu trên. Văn bản đã phát hành cần sửa lại về nội dung phải do chính người đã ký văn bản đó ký lại văn bản mới hoặc do người trên một cấp ký đính chính bằng một văn bản khác.
Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý các tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?