Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là gì?
Hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là gì?
Hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT là hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là hệ thống để theo dõi, giám sát, cảnh báo tự động, bán tự động các loại hình thiên tai và cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với các đối tượng bị tác động.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 thì thiên tai là
- Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;
- Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán;
- Nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng là gì?
Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:
- Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với lực lượng quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng, quy trình vận hành hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
- Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chuyên ngành trong quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai.
- Xây dựng, điều chỉnh, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập theo phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.
- Đo đạc, quan trắc hiện trạng và các thông số cơ bản của hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng;
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố hư hỏng, gián đoạn cung cấp thông tin, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó để duy trì hoạt động của hệ thống.
- Duy tu, bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của hệ thống;
+ Theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ đảm bảo an toàn đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố.
+ Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, gián đoạn thông tin phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp xử lý;
+ Nếu vượt quá khả năng báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.
- Hằng năm rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
- Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.
- Lập và lưu trữ hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng.
Việc phòng, chống thiên tai có phải bảo đảm bình đẳng giới hay không?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
...
5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Như vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai là phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?