Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm những nội dung gì? Phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định ra sao?
- Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được hiểu như thế nào?
- Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm những nội dung gì?
- Phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định ra sao?
- Phạm vi thể hiện nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia trong lãnh thổ Việt Nam quy định như thế nào?
Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BTNMT quy định bản đồ chuẩn biên giới quốc gia như sau:
Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới quốc gia được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia; bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được lập ở các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000, 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000.
Theo đó, bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới quốc gia được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia; bản đồ chuẩn biên giới quốc gia được lập ở các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000, 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000.
Bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia (Hình từ Internet)
Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BTNMT quy định nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia như sau:
Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
Nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm:
1. Địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh, phủ thực vật và các đối tượng có liên quan.
2. Đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, điểm cơ sở, đường cơ sở, điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ và các đối tượng địa lý có liên quan; tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam.
Theo đó, nội dung bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia bao gồm những nội dung sau đây:
- Địa hình, thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính, địa danh, phủ thực vật và các đối tượng có liên quan.
- Đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, điểm cơ sở, đường cơ sở, điểm đặc trưng đường biên giới quốc gia, điểm đặc trưng phân bố lãnh thổ và các đối tượng địa lý có liên quan; tọa độ các điểm của ranh giới vùng biển Việt Nam.
Phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định phạm vi thành lập và thể hiện của bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia như sau:
Phạm vi thành lập và thể hiện của bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
1. Phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định như sau:
a) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được thành lập cho các khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn, khu vực biên giới các tỉnh từ Tây Ninh đến Kiên Giang theo đề nghị của các tỉnh có biên giới quốc gia;
b) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 được thành lập cho toàn tuyến biên giới quốc gia trên đất liền;
c) Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 thành lập cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
...
Theo đó, phạm vi thành lập bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia quy định như sau:
- Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được thành lập cho các khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn, khu vực biên giới các tỉnh từ Tây Ninh đến Kiên Giang theo đề nghị của các tỉnh có biên giới quốc gia;
- Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 được thành lập cho toàn tuyến biên giới quốc gia trên đất liền;
- Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia tỷ lệ 1:2.500.000, 1:3.500.000, 1:6.000.000, 1:9.000.000, 1:15.000.000 thành lập cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi thể hiện nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia trong lãnh thổ Việt Nam quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định phạm vi thành lập và thể hiện của bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia như sau:
Phạm vi thành lập và thể hiện của bộ bản đồ chuẩn biên giới quốc gia
...
2. Phạm vi thể hiện nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia trong lãnh thổ Việt Nam quy định như sau:
a) 1 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
b) 5 đến 7 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000;
c) 3 cm chiều rộng trên bản đồ trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000.
3. Nội dung trên bản đồ chuẩn biên giới quốc gia thuộc lãnh thổ quốc gia láng giềng theo quy định tương ứng với khoản 2 Điều này và thể hiện theo tài liệu thu thập được.
Theo đó, phạm vi thể hiện nội dung của bản đồ chuẩn biên giới quốc gia trong lãnh thổ Việt Nam quy định như sau:
- 1 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
- 5 đến 7 km chiều rộng trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000;
- 3 cm chiều rộng trên bản đồ trong lãnh thổ Việt Nam tính từ đường biên giới đối với tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên giới quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?