Nội dung giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu gồm những gì? Cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu là giám sát những nội dung nào?
Nội dung giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT như sau:
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Căn cứ pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu; việc tuân thủ các mẫu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung;
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Về thời gian trong lựa chọn nhà thầu, việc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thời Điểm đóng thầu, mở thầu; về tiếp nhận hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, việc tuân thủ mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung; nội dung thương thảo hợp đồng;
4. Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Chất lượng báo cáo thẩm định, việc tuân thủ mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung; tính đầy đủ của hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Quá trình hoàn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT việc giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu còn phải tuân theo những nguyên tắc như sau:
- Tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin;
- Không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
Cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT, cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu thuộc các tổ chức như: cơ quan quản lý về đấu thầu; bên mời thầu; tổ chuyên gia; cơ quan, đơn vị thẩm định;
- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Quy trình giám sát, theo dõi lựa chọn nhà thầu được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về quy trình giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu được thực hiện như
- Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đó nêu cụ thể gói thầu hoặc dự án/dự toán mua sắm cần thực hiện việc giám sát, theo dõi và tên của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.
- Cá nhân hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, bên mời thầu, trong đó nêu cụ thể nội dung, phương thức giám sát, theo dõi đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu phối hợp và tạo Điều kiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi có quyền yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu khi thực hiện giám sát, theo dõi.
Trường hợp cần thiết, cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi có thể tham gia lễ mở thầu, các cuộc họp xét thầu của tổ chuyên gia hoặc các cuộc họp của tổ thẩm định.
Cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi tuyệt đối không được can thiệp vào quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
- Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện việc giám sát, theo dõi, cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi phải báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền.
Nội dung báo cáo phải đề cập cụ thể về hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu, đề xuất hướng khắc phục hoặc biện pháp xử lý.
- Trên cơ sở báo cáo của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi, người có thẩm quyền xem xét, quyết định biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lựa chọn nhà thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?