Nội dung kiểm tra đối với Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì? Văn phòng Thừa phát lại bị kiểm tra có quyền từ chối cung cấp thông tin hay không?
Nội dung kiểm tra đối với Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nội dung kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Đối với Văn phòng Thừa phát lại, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
b) Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
c) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ và lưu trữ các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và pháp luật có liên quan;
đ) Thực hiện các quy định khác của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật về cấp, cấp lại, thu hồi giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ sách và lưu trữ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
c) Thực hiện các quy định khác của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
Theo đó, đối với Văn phòng Thừa phát lại thì sẽ kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại;
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
- Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập, quản lý, sử dụng sổ và lưu trữ các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các quy định khác của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
Kiểm tra Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Văn phòng Thừa phát lại bị kiểm tra có quyền từ chối cung cấp thông tin hay không?
Theo Điều 37 Thông tư 05/2020/TT-BTP thì khi bị kiểm tra, Văn phòng Thừa phát sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Đối tượng kiểm tra có các quyền sau đây:
- Đề nghị thành viên Đoàn kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan giữ bí mật thông tin trong quá trình kiểm tra theo quy định của pháp luật;
- Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra;
- Từ chối cung cấp thông tin, giấy tờ, hồ sơ tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Đối tượng kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã cung cấp;
- Ký biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra;
- Chấp hành quyết định của Đoàn kiểm tra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Văn phòng Thừa phát lại khi bị kiểm sẽ chỉ được quyền từ chối cung cấp những thông tin không liên quan đến nội dung kiểm tra (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động thừa phát lại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động thừa phát lại được thực hiện như sau:
(1) Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
(2) Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.
(3) Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại sau khi kết thúc kiểm tra.
(4) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại (nếu có).
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hoạt động kiểm tra Văn phòng Thừa phát lại mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?