Nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:
Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
..
3. Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;
b) Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
c) Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch ứng phó ở công trình đầu mối;
d) Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;
đ) Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;
e) Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập;
...
Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 25 nêu trên.
Hồ chứa thủy điện (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
...
Theo đó, nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định; kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án; nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
3. Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
...
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ chứa nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?