Nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán gồm những môn nào? Muốn đạt yêu cầu thi thì phải thi được bao nhiêu điểm?
Nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán gồm những môn thi nào?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên như sau:
- Đối với người dự thi chứng chỉ kiểm toán viên thì nội dung thi gồm 7 môn sau:
+ Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
+ Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
+ Thuế và quản lý thuế nâng cao;
+ Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
+ Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
+ Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
+ Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
- Trường hợp người đã có chứng chỉ kế toán viên dự thi để lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần thi 3 môn sau:
+ Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
+ Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
+ Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 91/2021/TT-BTC quy định về thể thức thi như sau:
Điều 7. Thể thức thi
Mỗi môn thi quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Nội dung thi lấy chứng chỉ kiểm toán gồm những môn nào? Muốn đạt yêu cầu thi thì phải thi được bao nhiêu điểm?
Khi thi lấy chứng chỉ kiểm toán cần đạt bao nhiêu điểm để qua môn? Trường hợp thi rớt một số môn thì được thi lại bao nhiêu lần và trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 91/2021/TT-BTC quy định về kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi như sau:
- Đỗi với mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên thì được xem là đạt yêu cầu qua môn.
- Đối với đạt yêu cầu thi:
+ Đối với trường hợp dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi theo quy định và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 38 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.
+ Đối với trường hợp có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên: Người dự thi đạt yêu cầu cả 3 môn thi theo quy định và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 12,5 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.
- Về chế độ bảo lưu điểm thi như sau: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.
Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.
Như vậy nếu thi rớt một số môn thì thời gian thi lại để đạt yêu cầu qua môn hoặc đạt yêu cầu thi thì có thời hạn tối đa là 3 năm để có thể bảo lưu kết quả những môn đã đạt.
- Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) nhưng chưa đạt yêu cầu thi như quy định thì được lựa chọn một số môn thi để đăng ký thi nâng điểm, kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi trong thời gian bảo lưu.
Sau khi có điểm thi người dự thi sẽ được cấp chứng nhận điểm thi theo quy định tại Điều 21 Thông tư 91/2021/TT-BTC như sau:
Điều 21. Giấy chứng nhận điểm thi
Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 03a, Phụ lục số 03b, Phụ lục số 03c). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi).
Thủ tục cấp chứng chỉ kiểm toán viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 91/2021/TT-BTC quy định như sau:
Điều 22. Cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 04) hoặc chứng chỉ kế toán viên (Phụ lục số 05) được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
3. Chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?