Nội dung thông tin báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã bao gồm những gì?

Nội dung thông tin báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã bao gồm những gì? - Câu hỏi của anh Quan tại Khánh Hòa.

Nội dung thông tin báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định như sau:

Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp xã
1. Nội dung thông tin báo cáo quý bao gồm hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo các biểu mẫu tương ứng với từng hoạt động quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, nội dung thông tin báo cáo quý tại cấp xã gồm hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

Nội dung thông tin báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã bao gồm những gì?

Nội dung thông tin báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã bao gồm những gì?

Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã do ai thực hiện? Hạn nộp là khi nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BYT có quy định như sau:

Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp xã
1. Nội dung thông tin báo cáo quý bao gồm hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo các biểu mẫu tương ứng với từng hoạt động quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị báo cáo gồm các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trạm y tế xã là đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Các đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều này nộp báo cáo cho Trạm y tế xã chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối kỳ báo cáo.

Theo đó, báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cấp xã do cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cấp xã sẽ được gửi cho trạm y tế xã chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối kỳ báo cáo.

Hướng dẫn thu thập chỉ số trong báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp xã gồm những gì?

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BYT thì việc thu thập chỉ số cho phần báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cấp xã được hướng dẫn như sau:

(1) Đối với bảng hoạt động can thiệp giảm tác hại

Số người thống kê trong báo cáo quý: là lũy tích số người được nhận dịch vụ bơm kim tiêm/bao cao su/chất bôi trơn từ đầu năm đến thời điểm báo cáo. Cách tính:

- Số người nhận dịch vụ quý I = Số người nhận dịch vụ tháng 1 + Số người mới nhận dịch vụ tháng 2 và 3;

- Số người nhận dịch vụ quý II = Số người đã nhận dịch vụ quý I + Số người mới nhận dịch vụ của quý II (bất luận người quý I có nhận được dịch vụ lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý III = Số người nhận dịch vụ quý II + Số người mới nhận dịch vụ của quý III (bất luận người quý I và quý II có được tiếp cận lại hay không);

- Số người nhận dịch vụ quý IV = Số người nhận dịch vụ quý III + Số người mới nhận dịch vụ của quý IV (bất luận những người quý I, quý II và quý III có được tiếp cận lại hay không);

- Số người tiếp cận cả năm là số người tiếp cận được tính đến cuối quý IV.

(2) Đối với bảng tư vấn xét nghiệm HIV

- Thống kê các chỉ số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11 và chỉ số II trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV, sổ xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-BYT năm 2018Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018

- Thống kê các chỉ số 6 “Phụ nữ mang thai” trong kỳ báo cáo là tổng của chỉ số 6.1 và 6.2 cộng lại.

+ Thống kê chỉ số 6.1 “xét nghiệm HIV thời kỳ mang thai” trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ khám thai tại Trạm y tế xã được quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BYT

+ Thống kê chỉ số 6.2 “xét nghiệm HIV khi chuyển dạ” trong kỳ báo cáo thu thập từ Sổ đẻ tại khoa sản được quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BYT.

- Thống kê chỉ số 8 “Thống kê các trường hợp can phạm/phạm nhân được xét nghiệm HIV” trong kỳ báo cáo thu thập từ báo cáo của trại giam, trại tạm giam trên địa bàn.

- Báo cáo năm = Tổng 4 quý.

- Lưu ý: Số liệu yêu cầu báo cáo trong biểu mẫu là số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn, do đó đơn vị đầu mối hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã căn cứ kết quả thống kê danh sách các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn có cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV để yêu cầu báo cáo, tránh trùng lặp số liệu.

(3) Đối với bảng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

Số lượt truyền thông về HIV/AIDS

- Thống kê số lượt truyền thông về HIV/AIDS (các hình thức) = số lần truyền thông về HIV/AIDS, tổng hợp từ Cột 4 “Nội dung” sổ A11/YTCS theo quy định tại mẫu Sổ A11/YTCS - Sổ theo dõi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BYT hoặc tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc dự án khác) ban hành;

- Báo cáo năm = Tổng 4 Quý.

Số lượt người được truyền thông về HIV/AIDS

- Thống kê số lượt người được truyền thông về HIV/AIDS = Cột 7 “Số người tham dự” theo quy định tại mẫu sổ A11/YTCS Sổ A11/YTCS - Sổ theo dõi công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BYT hoặc tại Sổ UIC do các Dự án quốc tế (Dự án Quỹ Toàn cầu hoặc dự án khác) ban hành;

- Báo cáo năm = Tổng 4 Quý.

Thông tư 05/2023/TT-BYT có hiệu lực từ 01/05/2023

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS

Trần Thị Nguyệt Mai

HIV/AIDS
Phòng chống HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về HIV/AIDS có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS Phòng chống HIV/AIDS
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống HIV AIDS để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào