Nội dung và thủ tục kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
- Kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?
- Nội dung và thủ tục kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
- Kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp nào?
Kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 19 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Căn cứ kiểm toán
1. Các mục tiêu lượng hoá trong từng nội dung của chương trình được quy định trong các quyết định phê duyệt Chương trình;
2. Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan theo dõi, quản lý, thực hiện Chương trình;
3. Các đánh giá của các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình;
4. Các báo cáo của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình.
Theo quy định trên, kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào:
- Các mục tiêu lượng hoá trong từng nội dung của chương trình được quy định trong các quyết định phê duyệt Chương trình;
- Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan theo dõi, quản lý, thực hiện Chương trình;
- Các đánh giá của các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình;
- Các báo cáo của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình.
Kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Nội dung và thủ tục kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
Theo Điều 20 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Nội dung và thủ tục kiểm toán
1. Kiểm tra việc lập đề án, xây dựng mục tiêu (hoặc kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm) của chương trình.
2. Phân tích, đánh giá, xác định và phân loại mục tiêu của chương trình: Mục tiêu có thể lượng hóa, không thể lượng hóa; mục tiêu chung hay mục tiêu riêng của dự án thành phần làm định hướng cho quá trình thu thập các bằng chứng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chương trình.
3. Xây dựng các mẫu biểu theo các chỉ tiêu đánh giá phù hợp; yêu cầu các cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình tổng hợp, cung cấp các tài liệu, số liệu, báo cáo đánh giá về những kết quả đạt được để phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu đề ra đến thời điểm kiểm toán.
4. Đối với các chỉ tiêu không thể lượng hóa, các KTV có thể thực hiện các điều tra, phỏng vấn thực tế các đối tượng có liên quan, căn cứ vào các báo cáo của các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình để làm căn cứ đánh giá.
5. Kiểm tra, xem xét các số liệu do đơn vị cung cấp có được tổng hợp theo một quy trình hợp lý, đảm bảo tính tin cậy, có căn cứ không, trường hợp cần thiết tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình tổng hợp các số liệu để xem xét mức độ tin cậy của số liệu trước khi đánh giá;
6. Các KTV nghiên cứu số liệu, sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh tỷ lệ thực hiện kế hoạch, so sánh xu hướng phát triển để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đến thời điểm kiểm toán và đưa ra những nhận định chương trình có đạt được mục tiêu đề ra hay không (đối với kiểm toán các chương trình đang triển khai).
Theo quy định trên, nội dung và thủ tục kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia như sau:
- Kiểm tra việc lập đề án, xây dựng mục tiêu (hoặc kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm) của chương trình.
- Phân tích, đánh giá, xác định và phân loại mục tiêu của chương trình: Mục tiêu có thể lượng hóa, không thể lượng hóa; mục tiêu chung hay mục tiêu riêng của dự án thành phần làm định hướng cho quá trình thu thập các bằng chứng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chương trình.
- Xây dựng các mẫu biểu theo các chỉ tiêu đánh giá phù hợp; yêu cầu các cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình tổng hợp, cung cấp các tài liệu, số liệu, báo cáo đánh giá về những kết quả đạt được để phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu đề ra đến thời điểm kiểm toán.
- Đối với các chỉ tiêu không thể lượng hóa, các KTV có thể thực hiện các điều tra, phỏng vấn thực tế các đối tượng có liên quan, căn cứ vào các báo cáo của các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình để làm căn cứ đánh giá.
- Kiểm tra, xem xét các số liệu do đơn vị cung cấp có được tổng hợp theo một quy trình hợp lý, đảm bảo tính tin cậy, có căn cứ không, trường hợp cần thiết tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình tổng hợp các số liệu để xem xét mức độ tin cậy của số liệu trước khi đánh giá;
- Các kiểm toán viên nghiên cứu số liệu, sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh tỷ lệ thực hiện kế hoạch, so sánh xu hướng phát triển để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đến thời điểm kiểm toán và đưa ra những nhận định chương trình có đạt được mục tiêu đề ra hay không (đối với kiểm toán các chương trình đang triển khai).
Kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp nào?
Căn cứ theo Phần II Phụ lục Một số sai sót và gian lận thường gặp Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
KIỂM TOÁN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG, MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Thực hiện không đạt mục tiêu chương trình đã đề ra.
- Không thực hiện được đầy đủ các nội dung, các dự án thành phần của chương trình.
- Báo cáo tổng hợp của đơn vị về các chỉ tiêu thực hiện không có căn cứ, sai so với thực tế.
- v.v.
Theo đó, kiểm toán tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp sau:
- Thực hiện không đạt mục tiêu chương trình đã đề ra.
- Không thực hiện được đầy đủ các nội dung, các dự án thành phần của chương trình.
- Báo cáo tổng hợp của đơn vị về các chỉ tiêu thực hiện không có căn cứ, sai so với thực tế.
- v.v.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?