Nội quy chợ có những nội dung gì? Tổ chức nào xây dựng nội quy chợ? Nội quy chợ có được niêm yết công khai không?
Nội quy chợ có những nội dung gì? Nội quy chợ có được niêm yết công khai không?
Theo Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nội quy chợ như sau:
Nội quy chợ
1. Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây:
a) Thời gian mở cửa;
b) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ;
c) Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ;
d) Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ;
đ) Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ;
e) An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai;
g) An ninh, trật tự tại chợ;
h) Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;
i) Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử;
k) Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ;
l) Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ;
m) Các quy định khác.
2. Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
...
Như vậy, nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây:
- Thời gian mở cửa;
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ;
- Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ;
- Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ;
- Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ;
- An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng
chống thiên tai;
- An ninh, trật tự tại chợ;
- Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;
- Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử;
- Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ;
- Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ;
- Các quy định khác.
Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
Nội quy chợ có những nội dung gì? Tổ chức nào xây dựng nội quy chợ? Nội quy chợ có được niêm yết công khai không? (hình từ internet)
Tổ chức nào xây dựng nội quy chợ?
Theo Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nội quy
Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ
1. Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh.
3. Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền.
4. Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ.
6. Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
7. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
9. Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tổ chức quản lý chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15, Điều 24, Điều 25 Nghị định này có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức quản lý chợ xây dựng Nội quy chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền.
Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh?
Theo Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ theo phương thức kinh doanh như sau:
- Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.
+ Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
+ Hạng mục công trình bao gồm:
++ Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;
++ Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;
++ Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.
++ Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.
- Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nội quy chợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?