Nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính toán thế nào?

Tôi có thắc mắc là hiện nay nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người là rất nhiều. Vậy cho hỏi pháp luật có quy định về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Huy (TP. HCM)

Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt là gì?

Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT giải thích về nước thải sinh hoạt như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.

Theo quy định trên thì nước thải sinh hoạt được hiều là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.

Nước thải sinh hoạt

Nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt (Hình từ Internet)

Nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải được tính toán thế nào?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT quy định về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
...

Theo đó, nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:

Cmax = C x K

Trong đó:

- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);

- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.

- K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.

Lưu ý: Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.

Cách xác định các giá trị C và giá trị hệ số K làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt?

Theo tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT quy định cách xác định các giá trị C và giá trị hệ số K làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

(1) Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt

Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1.

Giá trị các thông số ô nhiễm

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).

(2) Giá trị hệ số K

Tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2

Giá trị hệ số K


Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước thải sinh hoạt

Huỳnh Lê Bình Nhi

Nước thải sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nước thải sinh hoạt có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào