Nộp án phí dân sự sơ thẩm khi tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh là nghĩa vụ của bên nào?
- Đã nhận cọc mặt bằng kinh doanh nhưng đến hạn không giao mặt bằng thì xử lý như thế nào?
- Nộp án phí dân sự sơ thẩm khi tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh là nghĩa vụ của bên nào?
- Tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh do bên nào nộp?
Đã nhận cọc mặt bằng kinh doanh nhưng đến hạn không giao mặt bằng thì xử lý như thế nào?
Đã nhận cọc mặt bằng kinh doanh nhưng đến hạn không giao mặt bằng thì xử lý theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên trường hợp bên A không thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận đặt cọc thì A là bên nhận cọc phải trả cho B là bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu A không thực hiện thì B có thể kiện A ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.
Án phí dân sự (Hình từ Internet)
Nộp án phí dân sự sơ thẩm khi tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh là nghĩa vụ của bên nào?
Như phân tích trên nếu A không thực hiện thì B có thể kiện A ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự. Khi khởi kiện thì có án phí dân sự, trách nhiệm chịu án phí được quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.
10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Theo đó, tùy theo kết quả tại Tòa án mà xác định chủ thể chịu án phí khác nhau như trên. Cụ thể trong trường hợp của chị là B kiện A ra tòa thì có thể xác định B là nguyên đơn và A là bị đơn.
Tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh do bên nào nộp?
Tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc mặt bằng kinh doanh được thực hiện theo Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?