Nộp hồ sơ đăng ký nghĩa vụ Công an tại nơi tạm trú được không? Cách ghi mẫu Tờ khai đăng ký nghĩa vụ?
Nộp hồ sơ đăng ký nghĩa vụ Công an nhân dân tại nơi tạm trú được không?
Theo Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ tuyển chọn
Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
2. Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ trên quy định công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an cấp xã nơi công dân có hộ khẩu thường trú.
Như vậy, công dân không nộp hồ sơ đăng ký nghĩa vụ Công an nhân dân tại nơi tạm trú mà phải nộp ở nơi có hộ khẩu thường trú.
Cách ghi mẫu Tờ khai đăng ký nghĩa vụ Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Mẫu Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân mới nhất hiện nay quy định tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 70/2019/NĐ-CP.
Tải về mẫu Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân mới nhất 2023.
Cách ghi mẫu Tờ khai đăng ký nghĩa vụ Công an nhân dân được quy định như sau:
- (1) Ảnh màu (4x6 cm) được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày ghi tờ khai, dán và đóng dấu giáp lai.
- (2) Họ và tên khai sinh: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong Giấy khai sinh.
- (3) Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong Giấy khai sinh.
- (4) Nơi sinh: Ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi được sinh ra (ghi đúng như trong Giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi (tên cũ), nay là (tên mới).
- (5) Quê quán: Ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân (việc xác định quê quán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).
- (6) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê Đê...
- (7) Tôn giáo: Đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo... Nếu không theo tôn giáo nào thì không được bỏ trống mà ghi là “không”.
- (8) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- (9) Nơi ở hiện nay: Ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện tỉnh nơi mình đang ở hiện tại.
- (10) Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp đã, đang làm. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình thì ghi cụ thể là “không nghề nghiệp”.
- (11) Trình độ giáo dục phổ thông: Đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào.
- (12) Trình độ chuyên môn cao nhất: Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào.
- (13) Ngoại ngữ: tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C, D...
- (14) Tin học: Trình độ A, B, C, kỹ sư, cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ.
- (15) Tình trạng sức khỏe: Ghi tình hình sức khỏe bản thân hiện nay: Tốt, trung bình, kém tại thời điểm kê khai.
- (16) Gia đình chính sách: Ghi rõ con thương binh loại gì, hưởng chế độ như thương binh, con liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam...
Nộp hồ sơ đăng ký nghĩa vụ Công an tại nơi tạm trú được không? Cách ghi mẫu Tờ khai đăng ký nghĩa vụ? (Hình từ Internet)
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân khi có đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn tuyển chọn
Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có lý lịch rõ ràng.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ công an có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?