Nữ sinh có hành vi cấu thành tội phạm nghiêm trọng bị đưa vào trường giáo dưỡng được nhận các chế độ chăm sóc y tế như thế nào?
- Hành vi phạm tội bằng axit gây tổn thương cơ thể cho 02 người với tỷ lệ 70% thì có thể chịu án phạt tù mấy năm?
- Nữ sinh 13 tuổi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay không?
- Nữ sinh có hành vi cấu thành tội phạm nghiêm trọng bị đưa vào trường giáo dưỡng được nhận các chế độ chăm sóc y tế như thế nào?
Hành vi phạm tội bằng axit gây tổn thương cơ thể cho 02 người với tỷ lệ 70% thì có thể chịu án phạt tù mấy năm?
Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
...
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này."
Căn cứ từ những quy định trên, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thuộc trường hợp dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo thông tin bạn cung cấp, nữ sinh đó có hành vi đánh ghen bằng cách tạt axit làm 02 người bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 70%.
Do đó, hành vi trên có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cộng thêm các tình tiết tăng nặng dẫn đến khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đồng thời, căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."
Có thể thấy trong trường hợp này, hành vi phạm tội của nữ sinh nói trên có thể được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định pháp luật hiện hành.
Nữ sinh 13 tuổi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay không?
Căn cứ Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn."
Căn cứ quy định trên, trường hợp nữ sinh 13 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như đã đề cập ở phần trên thì có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định.
Nữ sinh có hành vi cấu thành tội phạm nghiêm trọng bị đưa vào trường giáo dưỡng được nhận các chế độ chăm sóc y tế như thế nào?
Nữ sinh có hành vi cấu thành tội phạm nghiêm trọng bị đưa vào trường giáo dưỡng được nhận các chế độ chăm sóc y tế như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP, chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
"Điều 29. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh khi đến trường giáo dưỡng được y tế của trường giáo dưỡng tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Trường giáo dưỡng thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh. Việc khám sức khỏe cho học sinh căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, tình hình cụ thể của từng trường giáo dưỡng và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của học sinh. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh được cấp tương đương 04 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
2. Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đưa học sinh đến tuyến trên để điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết, phối hợp với nhà trường chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho học sinh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
3. Trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa mà học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các chi phí khám bệnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này được ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh."
Như vậy, trong trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng, học sinh vẫn được nhận các chế độ chăm sóc y tế tương ứng như quy định nêu trên.
Trần Hồng Oanh
- Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP
- khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015
- khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường giáo dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?