Nuôi cá tra có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm các tài liệu nào?
- Nuôi cá tra có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
- Cá nhân nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu nào?
- Mức hổ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi cá tra là bao nhiêu?
Nuôi cá tra có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
Nuôi cá tra có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Theo quy định trên thì nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra là đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Do đó, thì nuôi cá tra thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.
Nuôi cá tra có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào?
Cá nhân nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê
a) Thiên tai đối với cây lúa bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thiên tai đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa đá, sương muối. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh đối với cây lúa bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; dịch rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn; chuột. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn), nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro sau:
Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt nuôi cá tra được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:
- Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ là tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Mức hổ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi cá tra là bao nhiêu?
Mức hổ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi cá tra là bao nhiêu, thì theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:
Mức hỗ trợ
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hổ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi cá tra như sau:
- Cá nhân nuôi cá tra thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Cá nhân nuôi cá tra không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?