Nuôi sâu số lượng lớn để làm thức ăn cho chim cảnh gây thiệt hại có được xem là hành vi phát tán sinh vật gây hại không? Nếu loài sâu này bị phát tán ra bên ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?
Những hành vi bị cấm trong việc bảo vệ thực vật
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hành vi bị cấm như sau:
- Sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái quy định của Luật này.
- Không áp dụng hoặc cố ý áp dụng không đúng các biện pháp chống dịch.
- Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục đối tượng phải kiểm soát mà chưa được xử lý.
- Phát tán sinh vật gây hại.
- Đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam, nhân nuôi sinh vật gây hại, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này.
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định của Luật này.
Như vậy, tùy vào hành vi, trong trường hợp của anh/chị thì nhà hàng xóm nuôi loài sâu bọ nhưng không có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn được xem là phát tán sinh vật gây hại.
Phát tán sinh vật gây hại
Xử lý hành chính đối với hành vi phát tán sinh vật gây hại
Căn cứ Điều 19 Nghị định 31/2016/NĐ-CP (điểm b khoản 2 Điều này được bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 04/2020/NĐ-CP, điểm b và điểm c khoản 6 Điều này bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cố ý áp dụng không đúng biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không áp dụng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;
+ Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra vật thể kiểm dịch khi cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Vận chuyển, sử dụng giống cây hoặc vật liệu làm giống bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác;
+ Nhập khẩu, vận chuyển, nhân nuôi, lưu giữ sinh vật gây hại thực vật mà không được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bằng văn bản;
+ Phát tán sinh vật gây hại thực vật.
+ Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng (được bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 4 Điều này vì Mục đích thương mại.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án (được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP)
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc chấp hành đúng biện pháp chống dịch đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này;
Tùy vào hành vi phát tán có ảnh hưởng gây thiệt hại về tài sản hay không. Trường hợp nếu nhà hàng xóm của anh/chị cố tình vận chuyển các loại sâu bọ trên nhằm mục đích xấu gây thiệt hại đến tài sản từ 100.000.000 trở lên thì có thể bị phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 triệu đồng.
Xử lý hình sự đối với hành vi phát tán sinh vật gây hại
Căn cứ Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, nếu trong trường hợp của anh/chị hàng xóm có hành vi phát tán sinh vật ngoại lai thì tùy vào mức độ sẽ có hình phạt phù hợp với từng hành vi. Giả sử, hàng xóm anh/chị phát tán các loài thực vật ngoại lai xâm hại gây thiệt hại tài sản anh/chị 500.000.000 triệu lên thì người hàng xóm này có nguy cơ đối mặt với mức hình phạt lên đến 7 năm tù.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?