Ở biên giới quốc gia xảy ra tình trạng phá hoại mốc quốc giới có phải bị cấm? Việc xuất nhập cảnh ở biên giới quốc gia sẽ được kiểm soát ra sao?
Ở biên giới quốc gia xảy ra tình trạng phá hoại mốc quốc giới có phải bị cấm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia như sau:
- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
- Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
- Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Như vậy có thể thấy rằng việc tắc động làm xê dịch, phá hoại mốc quốc giới là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.
Cho nên ở biên giới quốc gia xảy ra tình trạng phá hoại mốc quốc giới thì đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm nếu phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định.
Biên giới quốc gia (hình từ internet)
Việc xuất nhập cảnh ở biên giới quốc gia sẽ được kiểm soát ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.
2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể thấy rằng việc xuất nhập cảnh ở biên giới quốc gia thì người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc kiểm soát, kiểm tra là điều bắt buộc khi xuất nhập cảnh qua vùng biên giới quốc gia.
Có được tạm trú tại biên giới quốc gia hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng được phép tạm trú tại khu vực cửa khẩu biên giới tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên giới quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?